PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY
TRƯỜNG TH&THCS
SỐ 1 NGƯ THỦY
|
CỘNG HÒA XÃ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số:…/KH-TH&THCS1NT
|
Ngư Thủy, ngày 10 tháng 10 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường TH&THCS số 1 Ngư Thủy
giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
Trường TH&THCS số 1 Ngư Thủy được đổi tên
từ Trường TH&THCS Ngư Thủy Trung năm 2020. Trước đó, từ năm 2017, Trường
TH&THCS Ngư Thủy Trung được thành lập trên cơ sở sát nhập Trường TH Ngư
Thủy Trung với trường THCS Ngư Thủy Trung.
Từ khi được sát nhập, đặc biệt là sau khi
được đổi tên, Nhà trường luôn được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
quan tâm chỉ đạo, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ giáo
dục toàn diện; đội ngũ thầy, cô giáo cùng toàn thể học sinh đoàn kết, thống
nhất, quyết tâm khắc phục khó khăn và nỗ lực phấn đấu không mệt mõi nhằm xây
dựng và phát triển phong trào giáo dục trên quê hương Ngư Thủy anh hung. Nhờ
đó, Nhà trường đã và đang từng bước phát triển, ngày càng đạt nhiều kết quả
tương đối tốt.
Đây là sự khẳng định về chất
lượng, hiệu quả công tác giáo dục của Nhà trường trong những năm vừa qua, đồng
thời cũng là tiền đề quan trọng để nhà trường xây dựng chiến lược phát triển
trong giai đoạn sau, với mục tiêu đạt chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu, đã và sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy
của các bậc phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn xã.
Kế hoạch chiến lược phát
triển Nhà trường đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng,
mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát
triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động
của Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.
Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của Trường TH&THCS số 1 Ngư Thủy
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 3013 của Hội nghị TW 8 khoá XI, về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo.
Phần 1. CÁC
CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Luật số 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội
ban hành Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH ngày 28/11/2014 về đổi
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT;
Căn cứ kết quả đạt được trong giai đoạn 2015- 2020 và tình hình
thực tế của đơn vị, trường TH&THCS số 1 Ngư Thủy xây dựng Kế hoạch chiến
lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021- 2025 tầm nhìn 2030.
Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp
chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các
quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế
hoạch chiến lược của trường là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường TH&THCS xây dựng ngành
giáo dục huyện Lệ Thủy phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
Phần 2. BỐI
CẢNH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
1. Bối cảnh bên ngoài
1.1. Thời cơ
* Về cơ chế, chính sách:
- Đảng và Nhà nước ta đã và đang xây dựng các cơ chế, chính sách về giáo dục rất đúng đắn, phù
hợp với điều kiện thực tiễn và xu hướng phát triển của giáo dục trong thời kì
hiện nay bằng việc ban hành các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết
88/2014/QH ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông; Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông…,.
- Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kì 2020-2025, Nghị
quyết HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026 tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, hoàn
thiện hóa các cơ chế chính sách nhằm phát triển giáo dục. Các chủ trương, cơ chế chính sách đó tạo điều kiện tốt cho
các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng phát triển nhà trường.
- Được sự quan tâm của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là của Phòng GD&ĐT và huyện
UBND huyện Lệ Thủy, sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể và nhân
dân trên địa bàn trong việc giáo dục thể hệ trẻ.
* Về văn hóa:
Ngư Thủy là bản anh hùng ca trong niềm tự hào dân
tộc. Tiếp nối truyền thống vẻ vang ấy, thầy và trò nhà trường sẽ quyết tâm phấn
đấu giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được để nơi đây mãi là ngôi
nhà tri thức ươm mầm những ước mơ, thắp sáng lên ngọn lửa nhiệt huyết trong
lòng những mầm non đang ngày một lớn lên trên mảnh đất quê hương Ngư Thủy anh
hùng!
1.2. Thách thức
* Về cơ chế, chính sách:
Cơ chế chính sách cho giáo dục có nhiều đổi mới, các cơ sở giáo
dục có quyền tự chủ ngày càng cao. Để thực hiện tốt quyền tự chủ đó, đội ngũ
cán bộ, giáo viên phải không ngừng
học hỏi, nâng cao năng lực và phẩm chất mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công Kinh tế địa phương còn nghèo, là xã khó khăn ven biển nên
việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.
Là trường liên cấp gồm 02 bậc học và 02 điểm
trường cho nên công tác quản lý có nhiều khó khăn.
Kinh tế địa phương phát
triển theo xu hướng thị trường hóa, nhiều gia đình bị cuốn theo vòng quay mạnh mẽ, khắc nghiệt của nền kinh tế
thị trường nên không có điều kiện quan tâm đến giáo dục con cái. Vì vậy việc
phối hợp với gia đình học sinh trong phát triển giáo dục của nhà trường gặp
nhiều khó khăn.
* Về văn hóa:
Trình độ dân trí của xã Ngư Thủy chưa cao. Tỷ lệ dân trí cao còn
ít. Nhận thức của một số dân địa phương về giáo dục chưa được đầy đủ và đúng
đắn. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch giáo dục đòi hỏi phải vừa hướng đến những
mục tiêu chung để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục, vừa phải phù hợp với
mục đích, nhu cầu, điều kiện của người dân.
2. Bối cảnh bên trong
2.1. Điểm mạnh của nhà
trường
* Về đội ngũ CB, GV, NV:
Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định. 100% cán bộ, giáo
viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Phần lớn giáo viên có năng lực chuyên
môn khá vững vàng, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Tập thể CB, GV, NV
của nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác
chuyên môn.
* Về quy mô trường lớp:
Trường 2 cấp học, có quy mô
nhỏ. Trong 5 năm liên tiếp (từ 2021 đến 2025) dự kiến sĩ số học sinh phát triển
từ 380 đến 400 em, số lớp từ 15 đến 18 lớp. Bình quân số HS/lớp hằng năm dự
kiến từ 25-35 em, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Đa số học
sinh trong nhà trường ngoan ngoãn, thật thà, có ý thức học tập.
* Về tài chính:
Ngoài nguồn ngân sách do
nhà nước cấp, nhà trường có nguồn hỗ trợ từ học phí của học sinh và kinh phí
huy động từ các nguồn lực ngoài nhà trường. Các nguồn kinh phí trên đảm bảo cho
việc chi trả lương cho CB, GV, NV trong trường, tu bổ CSVC, bổ sung trang thiết
bị và chi phí tối thiểu cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
* Về cơ sở vật chất:
Nhà trường có đủ phòng học,
phòng bộ môn và các phòng chức năng phục vụ học tập cho học sinh; đủ phòng làm
việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trang thiết bị phục vụ các hoạt động
giáo dục đảm bảo ở mức cơ bản.
Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ổn định, trong năm năm
gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đứng ở tốp giữa các trường
THCS trong huyện Lệ Thủy.
2.2. Điểm
yếu của nhà trường
* Về đội ngũ:
- Cơ cấu giáo viên
giữa các bộ môn chưa cân đối: một số giáo viên dạy đơn môn, một số giáo viên học
chứng chỉ đồng bộ. Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Còn
một số ít giáo viên chưa nhiệt tình, tích cực tự học tự nghiên cứu nâng cao
năng lực, chưa chủ động, linh hoạt trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì
vậy việc phân công lao động, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường
còn gặp nhiều khó khăn.
- Còn 01 giáo viên chưa
đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu đổi mới
- Tay nghề của đội ngũ giáo
viên chưa đồng đều, đội ngũ giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, cần phải
có thời gian rèn luyện để nâng cao tay nghề, bên cạnh đó còn một số ít giáo
viên chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới.
* Về học sinh:
Một số học sinh trong trường chưa ngoan, chưa hiếu học. Một số em
gặp khó khăn trong học tập, điều kiện học tập còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đòi
hỏi việc xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo vừa phát triển được năng lực của
các học sinh đại trà và mũi nhọn, vừa giúp đỡ được các học sinh học yếu hoặc
gặp khó khăn trong học tập.
* Về tài chính và cơ sở vật chất:
Nguồn ngân sách nhà nước cấp và kinh phí huy động từ các nguồn lực
của nhà trường rất hạn hẹp. Cơ sở vật chất nhà trường chưa đầy đủ, đồng bộ. Nhà
trường chưa có khu sân tập đạt chuẩn và thiếu phòng đa năng. Trang thiết bị dạy
học cũ kĩ, hư hỏng nhiều.
* Về hoạt động dạy học và chất lượng
giáo dục:
Công tác phát triển năng khiếu và hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong
học tập chưa nổi bật. Những nền tảng đó khó tạo đà để nhà trường phát triển đột
phá trong giai đoạn mới.
Phần 3. ĐỊNH
HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
I. Sứ mệnh:
- Tạo dựng được môi trường
học tập thân thiện, tích cực, có kỹ luật, có chất lượng giáo dục toàn diện và
chuyên sâu; học sinh yêu thích học tập, có ý thức học tập suốt đời và có cơ hội
phát triển tài năng, biết tư duy sáng tạo; hình thành nhân cách người công dân
tốt của đất nước.
- Đào tạo cho đất nước những
con người có đạo đức, có tri thức, biết tư duy độc lập, sáng tạo, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của xã hội và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp.
II. Tầm nhìn:
Trở thành trường có bề dày
về truyền thống về giáo dục toàn diện và có chất lượng, nơi mà cha mẹ học sinh
sẽ lựa chọn để con em mình được học tập và rèn luyện. Đây cũng là nơi giáo viên
luôn có khát vọng được cống hiến và học sinh luôn có khát vọng vươn lên, có
truyền thống hiếu học.
III. Phương châm hành động:
Xây dựng Trường TH&THCS
số 1 Ngư Thủy “An toàn- Thân thiện- Chất lượng- Hiệu quả”, tất cả vì học sinh
thân yêu.
IV. Hệ thống giá trị cơ bản cốt lõi.
- Đoàn kết- Nhân ái
- Tự trọng- Trung thực
- Trách nhiệm- Hợp tác
- Tính linh hoạt sáng tạo
- Khát vọng vươn tới
- Giữ vững nâng cao chất lượng giáo dục
- Phát triển- Đổi mới và hội nhập.
Phần 4. MỤC
TIÊU
I. Mục
tiêu chung:
- Nâng cao chất lượng đội
ngũ CB- GV- NV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
- Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh.
- Huy động nguồn lực để phát
triển tốt nhà trường. Hoàn thiện cơ sở vật chất, các phòng chức năng, các trang
thiết bị thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.
- Xây dựng nhà trường có
chất lượng giáo dục trong huyện và nâng cao chất lượng
đại trà.
- Trường được công nhận kiểm
định chất lượng giáo dục cấp độ 2, đạt chuẩn quốc gia.
II. Mục
tiêu cụ thể:
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu ngắn hạn: Năm học 2022-2023, Trường hoàn thành tự kiểm định chất lượng
giáo dục mức độ 2.
- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2024, Trường phấn đấu hoàn thành kiểm định chất lượng
giáo dục mức độ 2 và đề nghị UBND tỉnh công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1, có cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại, khẳng định được
chất lượng giáo dục.
- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
+ Chất lượng giáo dục được khẳng định trong
tốp giữa những trường ven biển của huyện.
+ Duy trì đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn
2021-2025.
+ Có quy mô ổn định và phát triển. Tiếp tục
đạt cấp độ 3 trong kiểm định chất lượng giáo dục. Đề nghị UBND tỉnh công nhận
Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2029.
2. Chỉ tiêu:
2.1. Đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Phấn đấu đến năm 2025 có 80% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
- 100% giáo viên sử dụng
thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác. Có
trên 50% trở lên số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử.
- 100% giáo viên đạt
chuẩn về trình độ chuyên môn..
* Đối với nhân viên:
- Có trình độ đào tạo đáp ứng
được vị trí việc làm;
- Hằng năm được tham gia đầy
đủ các khoá, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc
làm.
2.2. Học
sinh:
- Quy mô, mạng lưới trường
lớp:
+ Phát triển lớp học: Ổn
định 16 đến 18 lớp;
+ Học sinh: khoảng 400 học
sinh.
- Kế hoạch huy động: Hàng
năm huy động 100% số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6; Đảm
bảo duy trì sĩ số từ 99% trở lên.
- Chất lượng học tập:
+ Trên 45% học lực Khá,
Giỏi, trong đó đạt ít nhất 10% trở lên học lực Giỏi.
+ Tỷ lệ học sinh có học lực Yếu < 5% ;
không có học sinh Kém.
+ Học sinh bỏ học không quá 1%, không
quá 2% học sinh lưu ban.
+ Tỷ lệ TN THCS đạt 100 %.
+ Thi học sinh giỏi : Cấp
huyện trên 35% HS dự thi đạt giải;
+ Tỷ lệ học sinh vào THPT
đạt: 75% trở lên.
+ Tỷ lệ
học sinh vào học trung cấp nghề kết hợp học văn hóa từ 15% trở lên.
- Chất lượng hạnh kiểm, kỹ
năng sống:
+ Chất lượng hạnh
kiểm: đạt ít nhất 90% trở lên
hạnh kiểm Khá, Tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ
bản, xây dựng nếp sống, môi trường làm việc văn hóa, văn minh, lành mạnh; tích
cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.
2.3. Cơ
sở vật chất:
- Xây mới các phòng làm việc
của các bộ phận chuyên môn, phòng bộ môn còn thiếu, Xây mới nhà
đa năng, nâng cấp sân trường.
- Cải tạo 10 phòng học,
phòng làm việc, phòng phục vụ và tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy học hiện
đại phấn đấu đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất theo yêu
cầu của giai đoạn mới.
- Cải tạo khuôn viên nhà
trường đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn”, giữ vững kết quả
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Trang bị thiết bị thí
nghiệm, cải tạo sân tập TDTT đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất cho học sinh.
- Đủ
trang thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.4.Chỉ tiêu thi đua:
- Trường: Đạt danh hiệu tập thể Tiên
tiến; đến 2030 tập thể lao động xuất sắc; giữ vững danh hiệu cơ quan văn
hoá.
- Chi bộ nhà trường: Hoàn
thành tốt nhiệm vụ trở lên
- Các tổ chức: Công đoàn,
Liên đội đạt Vững mạnh xuất sắc.
- Hàng năm có từ 80% lao
động Tiên tiến trở lên, trong đó có 15% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh
hiệu CSTĐ cơ sở trở lên.
Phần V. CÁC
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
I. Các giải pháp chung
- Tuyên truyền trong cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh, nhân dân về nội dung kế hoạch chiến lược trên
mọi phương tiện thông tin, đưa trên website của trường, lấy ý kiến để thống
nhất nhận thức và hành động của tất cả cán bộ, nhân viên trong trường theo các
nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất
trí, cộng đồng trách nhiệm của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục
tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Xây
dựng nhà
trường theo các tiêu chuẩn, điều kiện đạt công nhận trường học
đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nhà trường đạt đơn vị học tập loại
tốt.
- Tăng cường gắn kết có hiệu
quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng
đồng.
II. Các giải pháp cụ thể.
1. Cơ chế, chính sách:
- Xây dựng cơ chế dần tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo
hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác
với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các
quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường
đảm bảo sự thống nhất.
2. Tổ chức bộ máy:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức,
phân công bố trí công việc hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán
bộ, giáo viên, nhân viên để đáp ứng với yêu cầu công tác, giảng dạy của nhà
trường đảm bảo Điều lệ trường phổ thông.
- Thực hiện phân cấp quản lý
theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
- Kiện toàn các tiểu ban để
giúp việc cho nhà trường trong từng lĩnh vực hoạt động.
- Kiện toàn Ban kiểm tra nội
bộ trường học, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng nhiều
hình thức. Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra. 100% cán bộ, giáo viên, nhân
viên, các tổ chức, bộ phận phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học.
3. Xây dựng và phát triển
đội ngũ:
- Xây dựng đội ngũ viên chức, nhân
viên là nhiệm vụ của toàn
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nó
có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực
hiện “Chiến lược phát triển Trường TH&THCS số 1 Ngư Thủy giai đoạn 2021 đến
2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên
môn khá giỏi; có trình độ Tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm
huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ, có phong cách
làm việc công nghiệp.
- Tăng cường giáo dục đạo
đức lối sống, nâng cao trình độ nhận thức chính trị, xã hội, thực hiện dân chủ,
công bằng, công khai, không có đơn thư khiếu nại.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được
yêu cầu của công việc. Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên có tiềm năng, nòng cốt; cán bộ, giáo viên trẻ, có tài năng bố
trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
- Định kỳ đánh
giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua
các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ
đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên có
thành tích xuất sắc.
- Tăng cường chăm lo tới đời
sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng chế độ chính sách hiện hành,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tốt chế độ làm việc của cán bộ,
giáo viên, nhân viên, phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi cán bộ, giáo
viên, nhân viên.
- Tăng cường chỉ đạo đội ngũ
giáo viên, nhân viên tích cực học tập để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng
kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm
nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp cán bộ, giáo
viên, nhân viên tránh xa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường tiến
lên.
- Tiếp tục thực hiện tốt
phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và
các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phát động.
- Tạo môi trường làm việc
năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những
điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn
cống hiến và gắn kết với nhà trường.
* Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung:
Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó
Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn,
giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Các đoàn thể (Phối hợp
và chia sẻ trách nhiệm), Thanh tra nhân dân.
4. Nâng cao chất lượng giáo
dục:
- Nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và
chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về
phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân
số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp
dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối
tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động
tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với
hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có mục tiêu sống đúng, có được
những kỹ năng sống cơ bản.
- Xác định: Chất lượng dạy –
học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung
thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo
đều phải hướng đến đích là người học.
* Dạy và học:
- Nâng cao tinh thần trách
nhiệm của người giáo viên trong mỗi giờ lên lớp, đảm bảo chắc chắn, mỗi bài
soạn, mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy
học sinh để thiết kế các hoạt động. sớm khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết
suông”. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà… để học sinh có ý thức tự tìm tòi,
khám phá kiến thức mới.
- Quan tâm công tác giáo dục
mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao
thành tích thi học sinh giỏi các cấp. Phát động sâu, rộng các cuộc thi giải
toán, giải Tiếng Anh, thi sáng tạo khoa học kĩ thuật; hướng dẫn cho học sinh
khai thác nguồn học liệu mở; Tăng cường phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng
lực, nhận thức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tăng cường công tác kiểm tra
định kỳ đặc biệt là kiểm tra, dự giờ đột xuất của lãnh đạo trường, tổ trưởng
chuyên môn đối với giáo viên; Đổi mới các hình thức sinh hoạt chuyên môn.
- Định kỳ rà soát, đổi mới,
kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy
theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt
việc tự đánh giá chất lượng giáo dục.
* Giáo dục ngoài giờ
lên lớp:
- Cần đổi mới, cải tiến mạnh
mẽ các tiết học ngoài giờ lên lớp, tạo không gian học tập ngoài lớp học…
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, như: tổ chức các trò chơi dân gian, thi văn nghệ, TDTT,
… ngoài ra còn tổ chức các hoạt động khác như “Thi kể chuyện về Bác Hồ”, chuyên
đề giáo dục kỹ năng sống. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng
ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới mục đích “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui” và giúp học sinh có “tinh thần
khỏe mạnh”.
* Giúp cho học sinh có được
những kỹ năng sống cơ bản:
- Học sinh có kỹ năng sống sẽ
giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh
trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục
kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: dạy lồng ghép, dạy
trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ,
tiết sinh hoạt đội, xây dựng góc tư vấn tâm lý cho học sinh… Có biện pháp kiểm
tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò.
- Phát động các cuộc quyên
góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong giáo viên và học sinh.
5. Cơ sở vật chất:
- Tham mưu với các cấp lãnh
đạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phấn đấu có đủ phòng học, phòng bộ môn theo
tiêu chí về giáo dục của dự án xây dựng nông thôn mới nâng
cao, đáp ứng các tiêu chuẩn của
trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn mới.
- Đầu tư có trọng điểm để
hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của cán bộ, giáo
viên, nhân viên, sân chơi bãi tập của học sinh, nâng cấp sân trường, đặc biệt
tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng nhà đa năng, phòng phòng KHTN, KHXH….
- Tiếp tục đầu tư máy tính,
máy chiếu và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT, xây dựng mạng thông
tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ
thống Internet.
6. Kế hoạch- tài chính:
- Thực hiện nghiêm túc chế
độ thu chi tài chính theo luật ngân sách và quy chế chi tiêu nội bộ, công khai
theo quy định.
- Xây dựng cơ chế tài chính
theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.
7. Tổ chức hoạt động Đoàn –
Đội và các tổ chức đoàn thể khác:
- Duy trì tốt hoạt động của
tổ chức Đoàn, Đội.
- Tạo môi trường văn hóa
lành mạnh để học sinh phát triển toàn diện. Tổ chức tốt các phong trào thi đua,
thực hiện tốt các cuộc vận động, tổ chức các hoạt động văn hoá- văn nghệ- TDTT
trong các dịp lễ tết...Tích cực duy trì nề nếp, cải tiến các hoạt động có ý
nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng trong phong trào thi đua
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Công
Đoàn làm nòng cốt trong phong trào thi đua của giáo viên, phối hợp tốt với nhà
trường trong việc động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên thi đua hoàn thành tốt
nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách, góp phần nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên.
8. Công tác xây dựng Đảng.
- Tiếp tục xây dựng chi bộ
vững mạnh, làm tốt công tác xây dựng Đảng, kết nạp từ 1 Đảng viên mới trong mỗi
nhiệm kỳ. Phấn đấu có trên 90% cán bộ, giáo viên, nhân viên là Đảng viên. Phát
huy vai trò lãnh đạo, thực sự là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi
đua, các công tác của đơn vị.
9. Công tác xã hội hoá:
- Làm tốt công tác tuyên
truyền, tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới
nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến
học – khuyến tài thông qua việc phối hợp tổ chức thành công Đại hội giáo dục xã
các nhiệm kỳ.
- Tham mưu với Đảng ủy,
HĐND, UBND xã, thoả thuận thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh hàng năm
để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường nâng cấp về cơ
sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động giáo dục.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài
chính từ các tổ chức, cá nhân.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban
đại diện cha mẹ học sinh trong việc huy động và giáo dục học sinh.
- Phối kết hợp chặt chẽ với
các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ủng hộ và phối hợp
trong công tác giáo dục.
Phần VI. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN.
I. Phổ biến kế hoạch chiến
lược.
- Kế hoạch chiến lược được
phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan
chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà
trường.
II. Tổ chức.
- Ban chỉ đạo thực hiện kế
hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế
hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với
tình hình thực tế của nhà trường.
III. Lộ trình thực hiện
kế hoạch chiến lược.
- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 đến 2024: Xây
dựng cơ sở vật chất đảm bảo theo tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đề nghị UBND tỉnh công nhận Trường đạt chuẩn Quốc
gia mức độ 1.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2025 – 2030: Tiếp tục
duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia,
ổn định quy mô, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện kiểm định
chất lượng phấn đấu đạt cấp độ 3.
IV. Phân công nhiệm vụ
cụ thể.
1. Đối với Hiệu trưởng:
- Tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ
thể:
+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình thực
hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
+ Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề
án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị.
+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành
động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường
theo từng giai đoạn phát triển.
2. Đối với Phó hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân
công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ
thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những
giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối với tổ trưởng chuyên
môn:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch
trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm
hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch hành
động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết
quả, hiệu quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách
nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực
hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và
nguồn lực.
- Chủ động xây dựng kế hoạch
phát triển của tổ, hợp tác với các tổ chức trong nhà trường.
4. Đối với cá nhân cán bộ,
giáo viên, nhân viên:
- Căn cứ kế hoạch chiến
lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân
theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm
học, từng giai đoạn. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
5. Đối với học sinh:
- Không ngừng học tập, tích
cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần
thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc học nghề.
- Ra sức rèn luyện đạo đức
để trở thành những người công dân tốt.
6. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh
- Tăng cường giáo dục gia
đình, quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.
- Hỗ trợ tài chính, cơ sở
vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện
một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
7. Các tổ chức Đoàn thể
trong trường:
- Hàng năm xây dựng chương
trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế
hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động mọi
thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý
với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện
tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường.
V. Kiến nghị với các cơ quan hữu trách:
- Đối với Phòng GD&ĐT:
Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp nhà
trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.
- Đối với UBND xã, UBND
huyện: Có cơ chế đầu tư xây dựng CSVC theo các tiêu chí giáo dục của dự án phát
triển nông thôn mới để nhà trường thực hiện thắng lợi kế hoạch chiến lược./.
Nơi
nhận;
-
Phòng GD& ĐT (P/d);
-
UBND xã (b/c);
-
HĐSP (t/h);
-
Đoàn thể (p/h);
-
Đăng web;
-
Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Võ Thanh Liêm
|